10 vấn đề thường gặp khi trình bày kết quả từ Stata và SPSS
Để có được kết quả nghiên cứu chính xác và các kết luận thực sự có giá trị, ngoài việc biết sử dụng phần mềm để phân tích thì người dùng thường đối mặt với các thách thức khác. Những điều này sẽ làm mất thời gian nghiên cứu và ăn mòn vào thời gian dành cho chuyên môn cũng như tiềm ẩn rủi ro sai sót do phải làm thủ công. Bài viết sau đây trình bày 10 vấn đề phổ biến nhất khi phải trình bày các kết quả từ các phần mềm thống kê.
May mắn là tất cả các vấn đề này sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, dễ dàng bằng cách sử dụng ODAS (Online Data Analysis System # Hệ Thống Phân Tích Dữ Liệu Trực Tuyến) được phát triển và hoàn thiện trong hơn 10 năm ‘chinh chiến’ từ hàng trăm nghiên cứu khác nhau của PGS.TS Thái Thanh Trúc.
1. Nhiều số không cần thiết
Người dùng chỉ cần sử dụng con số Odds Ratio và khoảng tin cậy 95%, trong khi đó kết quả lại hiển thị quá nhiều số không thật sự cần thiết. Vậy khi trình bày kết quả phải biết các con số nào cần, con số nào không và các con số đó nằm ở đâu trong kết quả hiển thị của phần mềm. Quá mệt mỏi!
2. Không đúng thứ tự trình bày
Theo nguyên tắc trình bày bảng dịch tễ học, ví dụ bảng 2 x 2 thì phơi nhiễm nằm ở hàng trên, không phơi nhiễm phải nằm ở hàng dưới và bệnh nằm ở cột đầu, không bệnh nằm ở cột sau. Tuy nhiên, các phần mềm thường hiển thị kết quả theo thứ tự tăng dần, làm cho các kết quả bị đảo ngược. Khi trình bày và diễn giải kết quả không khéo sẽ làm đảo ngược, đổi trắng thay đen. Quá nguy hiểm!
3. Chọn nhầm từ quá nhiều số
Người dùng chỉ cần trung vị và khoảng tứ phân vị nhưng rất dễ bị nhầm từ rất nhiều số. Hoặc khi cần chọn giá trị nhỏ nhất thì lại rất băn khoăn giữa số 980 và 630. Quá rối!
4. Sai số làm tròn
Các phần mềm thường có mặc định số lượng số thập phân, nhưng khi trình bày trong báo cáo khoa học lại có thể có yêu cầu khác. Ví dụ, khi chỉ cần lấy 1 số lẻ cho tỉ lệ phần trăm thì người dùng phải tự làm tròn một cách thủ công, hoặc khi cần lấy nhiều số lẻ hơn thì không thể có. Quá dỏm!
5. Phương pháp không đúng
Với nhiều người dùng, việc chọn kiểm định Chi bình phương hay Fisher, kiểm định t với phương sai bằng nhau hay không bằng nhau… là một thách thức lớn và có thể dẫn đến chọn giá trị p sai và kết luận sai trong nghiên cứu. Phần mềm sẽ không thể gợi ý. Quá chán!
6. Nhập sai số
Một số trường hợp do hơi giống nhau nên thường nhập sai. Ví dụ thay vì báo cáo độ lệch chuẩn (Std. dev.) thì lại báo cáo sai số chuẩn (Std. err.). Thay vì báo cáo giá trị p = 0.0012 (có ý nghĩa thống kê) thì lại báo cáo p = 0.9994 (không có ý nghĩa thống kê). Quá nhức đầu!
7. Phải nhập lại tiêu đề
Các kết quả hiển thị từ phần mềm thường không thể dùng ngay trong báo cáo được mà phải nhập qua các bảng trống để có được báo cáo hoàn chỉnh. Khi đó, vẫn phải nhập lại tất cả các nội dung bằng tiếng Việt có dấu và ở dạng hoàn chỉnh nhất. Quá cứng nhắc!
8. Phải tự nhập các số lên bảng
Bảng kết quả từ các phần mềm không thể copy trực tiếp qua báo cáo mà phải nhập lại từng số. Điều này dẫn đến nguy cơ nhập sai, ví dụ trong đầu và mắt thì nghĩ là số 5 nhưng lúc nhập thì lại nhập nhầm số 6. Quá mất thời gian!
9. Làm tròn không theo nguyên tắc
Việc làm tròn cần theo nguyên tắc trong nghiên cứu, ví dụ OR thường lấy 2 số lẻ thập phân, giá trị p thường lấy 3 số lẻ thập phân và nếu giá trị p quá nhỏ thì trình bày là p < 0,001. Các phần mềm thường sẽ không đáp ứng ngay được điều này. Quá máy móc!
10. Các vấn đề hình thức trong báo cáo
Khi trình bày kết quả vào trong báo cáo thì không thể dùng cấu trúc của phần mềm mà phải làm thêm và rất dễ dẫn đến sai sót, ví dụ: dùng dấu phẩy phân cách thập phân hay dấu chấm, format hình thức bảng sao cho chuyên nghiệp, chú thích các kiểm định, chú thích các con số thống kê báo cáo. Tất cả các phần này thường do người dùng tự làm, không có phần mềm nào có thể làm được. Quá bất tiện!
Hãy sử dụng ODAS để giải quyết tất cả các vấn đề trên!